Vệ sinh nhà xưởng trong ngành thực phẩm là việc vô cùng quan trọng. Tìm hiểu về quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm theo tiêu chuẩn ATTP.
Vệ sinh và an toàn thực phẩm luôn là tiêu chuẩn hàng đầu của người tiêu dùng. Một quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm đúng chuẩn không chỉ bảo vệ chất lượng sản phẩm, mà còn đảm bảo chất lượng phục vụ của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu 5 bước vệ sinh nhà xưởng đang được áp dụng kiểm duyệt an toàn thực phẩm dưới đây nhé.
Tại sao cần vệ sinh nhà xưởng thực phẩm thường xuyên?
Duy trì vệ sinh nhà xưởng thực phẩm không chỉ quan trọng với sức khỏe người tiêu dùng, mà còn bảo vệ sức khỏe của công nhân viên cũng như chất lượng sản phẩm.
Nhà xưởng hay dây chuyền sản xuất không được vệ sinh theo tiêu chuẩn sẽ:
- Tích tụ nhiều bụi bẩn, mạng nhện, hang chuột,... điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và kết quả của người lao động và cả chất lượng sản phẩm.
- Thiết bị và máy móc sản xuất sẽ nhanh chóng hư hỏng, rỉ sét. Doanh nghiệp của bạn sẽ tốn nhiều chi phí sửa chữa, bảo dưỡng hơn.
- Tăng nguy cơ lây nhiễm chéo các mầm bệnh lên thực phẩm trong dây chuyền sản xuất.
Vệ sinh nhà xưởng là quy quy trình bắt buộc đối với các doanh nghiệp thực phẩm
Hơn hết, việc thực hiện kiểm định và vệ sinh thường xuyên không chỉ giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời các sự cố, mà còn tăng sự tín nhiệm thương hiệu với đối tác, khách hàng.
Tiêu chuẩn trong quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm
Vệ sinh nhà xưởng thực phẩm là quá trình loại bỏ tất cả các chất gây ô nhiễm, bụi bẩn gây hại. Quy chuẩn trong vệ sinh nhà xưởng thực phẩm sẽ có sự khác biệt tùy vào mỗi quốc gia. Nhưng nhìn chung đều dựa trên hai tiêu chuẩn là HACCP và GMP.
Hazard Analysis and Critical Control Point System là tên gọi nguyên mẫu của tiêu chuẩn HACCP. Là hệ thống quốc tế nhằm phân tích, xác định, đánh giá không thể thiếu trong quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn HACCP tập trung vào việc xác định các nguy cơ tiềm ẩn và thiết lập biện pháp ngăn chặn sự ô nhiễm trong dây chuyền sản xuất, đóng gói và phân phối sản phẩm. Nhờ vào phương pháp này mà rủi ro đối với sức khỏe người tiêu dùng được xử lý kịp thời.
Tiêu chuẩn quốc tế GMP và HACCP thường được áp dụng phổ biến
Tương tự như vậy, tiêu chuẩn quốc tế GMP cũng là một hệ thống nguyên tắc nhằm đảm bảo hàng hóa được sản xuất và kiểm soát theo quy chuẩn. Tiêu chuẩn GMP cũng được áp dụng cho các ngành tiêu dùng khác như mỹ phẩm, dược phẩm,...
Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm chuẩn ATTP
Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm được xem là đạt chuẩn khi thực phẩm và dụng cụ chứa vi khuẩn ở ngưỡng cho phép. Chất vệ sinh có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, nhằm đảm bảo ngăn khả năng lây nhiễm chéo hay nguy cơ hình thành ổ dịch từ nhà sản xuất.
Vệ sinh công nghiệp nhanh chóng và đạt chuẩn tại Không Gian Sạch
Vệ sinh nhà xưởng thực phẩm thường được thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị & Đánh giá tổng quan
Trước khi tiến hành, cần đánh giá tổng quan khu vực cần vệ sinh. Từ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng phân công và lập danh sách trang thiết bị phù hợp. Những dụng cụ thông dùng thường có:
- Quần áo, găng tay, khẩu trang và mũ bảo hộ cho nhân viên.
- Dụng cụ vệ sinh như chổi, xô chậu, dụng cụ thu gom phế thải.
- Nước sôi và dung dịch khử trùng.
- Máy móc và hóa chất vệ sinh chuyên dụng
Bước 2: Phân công nhân lực thích hợp
Sau khi chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, tổ vệ sinh có thể tiến hành phân công nhân viên trực dựa trên độ khó và diện tích khu vực cần vệ sinh. Bước phân công giúp đảm bảo quy trình làm sạch diễn ra nhanh gọn và chính xác. Đồng thời công việc được hoàn thành đúng thời gian quy định.
Mỗi công đoạn vệ sinh nên được phân cho chuyên viên thích hợp
Bước 3: Thực hiện quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm
Việc vệ sinh trong nhà xưởng được áp dụng quy tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài với các bước như sau:
- Vệ sinh bụi bẩn từ các nơi cao nhất của nhà xưởng như trần nhà, bóng đèn, máng đèn.
- Loại bỏ nấm mốc tại các vết nứt trên tường.
- Làm sạch và vô trùng các dụng cụ trong dây chuyền sản xuất để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Làm sạch sàn trong nhà xưởng bằng máy chà sàn và nước tẩy rửa chuyên dụng.
- Thông thoáng các lối ra vào, cửa sổ và ống thông gió.
- Nhà kho, nhà ăn, phòng thí nghiệm cũng cần được vệ sinh trong chu trình.
- Khử trùng và khử mùi không khí trong nhà xưởng.
Bước 4: Sấy khô & khử trùng nhà xưởng
Trong quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP), việc khử trùng và làm khô nhà xưởng là bước rất quan trọng. Đây là bước để tiêu diệt các vi khuẩn không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Các máy móc và thiết bị tiếp xúc với thực phẩm, cần sử dụng nước nóng đạt nhiệt độ 75°C để khử trùng trong 2 phút.
Bước 5: Tổng kiểm tra và bàn giao cho người phụ trách
Thao tác cuối chu trình nhưng cũng quan trọng không kém để phát hiện kịp thời các thiếu sót có thể xảy ra. Khi các yêu cầu đã đạt chuẩn, quy trình vệ sinh có thể khép lại và bàn giao cho chuyên viên quản lý.
Những lưu ý khi vệ sinh nhà xưởng thực phẩm
Quy trình làm sạch nhà máy sản xuất không chỉ đòi hỏi nhiều thời gian mà còn tiêu tốn chi phí đáng kể. Vì vậy, doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cần lập kế hoạch và tổ chức thực hiện vệ sinh một cách hiệu quả, nhằm giảm thiểu thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Theo dõi quy trình vệ sinh nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
Để đạt được kết quả này, doanh nghiệp nên chú ý những điều sau đây:
- Sắp xếp hợp lý: máy móc, thiết bị và vật dụng một cách khoa học để dễ dàng vệ sinh hơn.
- Vệ sinh thường xuyên: thực hiện việc vệ sinh định kỳ để ngăn bụi bẩn tích tụ, giúp cho việc làm sạch trở nên dễ dàng hơn.
- Chọn dung dịch vệ sinh chuyên biệt: sử dụng các hóa chất vệ sinh và khử trùng chuyên dụng chất lượng cao để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
- Giữ sạch mặt sàn: tránh để nhiều đồ đạc trên sàn để thuận tiện cho việc vệ sinh.
- Bảo trì mặt sàn: thường xuyên kiểm tra sàn của xưởng để kịp thời sửa chữa các lỗ hoặc gạch bị hỏng.
- Tối giản đồ đạc: chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết tại cơ sở kinh doanh thực phẩm.
- Sử dụng nước áp lực thấp: khi rửa thiết bị, sử dụng nước áp lực thấp để tránh bụi bẩn bắn ngược lên bề mặt thiết bị nhà máy.
Kết luận
Doanh nghiệp tuân thủ tiêu chuẩn quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm là điều bắt buộc để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm cuối cùng. Không chỉ giúp doanh nghiệp thực phẩm duy trì một môi trường sản xuất sạch sẽ và an toàn. Điều này còn niềm tin cho khách hàng, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trong ngành.